Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

viên chức Cộng sản Việt Nam Huỳnh Ngọc Sĩ

Báo chí Nhật loan tin vụ PCI hối lộ Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ là phần nổi của tảng băng Một số chi tiết mà báo chí Nhật mới tiết lộ về việc tập đoàn PCI hối lộ cho viên chức Cộng sản Việt Nam, cho thấy những gì đã được công khai chỉ là phần nổi của một tảng băng khổng lồ। 4 người gồm cả cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International của Nhật đã bị Viện Công Tố của quận Tokyo tống giam hồi giữa tháng 7, vì đã hối lộ cho cán bộ Cộng sản Việt Nam để được trúng thầu. Điều này vi phạm luật pháp của Nhật Bản là cấm hối lộ viên chức chính phủ nước ngoài. Một số tờ báo Nhật dựa vào tin từ cơ quan điều tra và phỏng vấn các bị can, cho biết kẻ cầm tiền hối lộ của PCI là Huỳnh Ngọc Sĩ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Saigon, kiêm trưởng ban quản lý dự án Đại Lộ Đông Tây. Các báo này tiết lộ tổng số tiền PCI đưa cho ông Sĩ vào các năm 2003 và 2006 là $820,000. Nhật báo Japan Times số phát hành ngày hôm qua cho biết vụ hối lộ này chỉ là phần nổi của tảng băng. Viện Công Tố Tokyo đã gửi một bản đề nghị hợp tác điều tra đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cũng như đề nghị được gửi điều tra viên tới Việt Nam để thẩm vấn trực tiếp Huỳnh Ngọc Sĩ nhưng Hà Nội không đồng ý. Trước vô số tin được phổ biến ở Nhật và mọi nơi trên thế giới, Hà Nội đã trách chính phủ Nhật là không chịu bịt miệng báo chí nước này, đồng thời dấu nhẹm tin tức trong nước và phủ nhận việc viên chức của mình ăn hối lộ. Hiện ông Huỳnh Ngọc Sĩ vẫn là phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Saigon, kiêm trưởng ban quản lý dự án Đại Lộ Đông Tây, gồm cả một đường hầm chạy bên dưới sông Saigon, tốn phí hơn 600 triệu đô-la và đang được bàn tán cả vì phẩm chất, những đốt hầm được đúc để đặt dưới sông đang có nhiều vết nứt bất thường. Theo báo chí trong nước, hiện nhà thầu tư vấn thiết kế PCI đã ngỏ ý xin rút khỏi dự án, chuyển phần hợp đồng còn lại cho công ty Oriental Consultants cũng của Nhật, là một trong 3 đơn vị tư vấn khác cùng với PCI. Nguồn tin này dẫn lời một viên chức của Ban Quản Lý Dự Án Đại lộ Đông Tây cho biết ủy ban Nhân Dân thành phố Saigon đang xem xét đề nghị này của PCI vì việc này chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Các vết nứt trên 4 đốt hầm đã đúc xong từ hồi tháng 5, có chiều dài từ 2 thước đến 3 thước, bề rộng vết nứt có nhiều chỗ từ 0.2 đến 0.3 ly. Cục giám định các công trình nhà nước đang thẩm định các nguyên nhân chính cùng giải pháp kỹ thuật tối ưu để giải quyết, nhưng không thấy ai đề cập đến chuyện bỏ đi làm lại. Theo dự trù, đường hầm chạy dưới sông Saigon sẽ hoàn tất vào giữa năm tới, dài gần 1.5 cây số và là đường hầm dưới sông dài nhất khu vực Đông Nam Á. Liệu chính phủ Nhật có mở thêm các cuộc điều tra để xem những công ty Nhật khác có hồi lộ cho quan chức Việt Nam hay không, chưa thấy báo chí ở Nhật đề cập về khả năng này nhưng kiểu ám chỉ cho thấy vụ này sẽ còn gay cấn. Năm 2008, Nhật cam kết tài trợ cho Việt Nam 1.1 tỉ đô-la trong tổng số 5.4 tỉ đô-la mà các quốc gia và các định chế tín dụng quốc tế hỗ trợ cho Việt Nam. Đến nay Hà Nội vẫn chối bỏ tình trạng tham nhũng lan tràn trong nước, và vẫn còn đang gọi là nghiên cứu xem có nên phê chuẩn công ước quốc tế về chống tham nhũng hay không.


Hà Nội loan báo sẽ xem xét vụ nhận hối lộ của công ty Nhật
Trước áp lực của dư luận cũng như yêu cầu từ phía Nhật Bản, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngày hôm qua cho biết sẽ xem xét các thông tin liên quan tới chuyện có thể có tham nhũng trong dự án đại lộ Đông Tây ở Saigon hay không. Tổng thanh tra của Hà Nội là Trần Văn Truyền đã tuyên bố với báo chí bên lề một cuộc hội thảo về chiến lược phòng chống tham nhũng diễn ra ngày hôm qua tại Saigon, khi cho rằng các thông tin xấu về dự án đại lộ Đông Tây cần phải được kiểm chứng.

Theo lời nhân vật này thì các cơ quan trung ương cũng đã nhận được các thông tin tương tự. Dư luận xôn xao sau khi các báo đưa tin cả 4 đốt hầm dìm của hầm ngầm Thủ Thiêm xuyên sông Saigon đều có vết nứt. Đáng chú ý là các tin như vậy được phổ biến, ngay sau sự kiện gây chấn động, là việc các giới chức một công ty tư vấn của Nhật Bản xác nhận đã hối lộ gần 1 triệu đô-la cho các cán bộ Việt Nam để dành đơn thầu thi công dự án đại lộ Đông Tây cho một nhà thầu Nhật Bản. Dự án này sử dụng vốn vay ODA cũng của Nhật Bản. Những vết nứt trên bốn đốt hầm của dự án hầm ngầm Thủ Thiêm đã được ông Cục trưởng Cục Giám Định Nhà Nước thuộc Bộ Xây Dựng của Hà Nội khẳng định với báo chí là có thể khắc phục vì những vết nứt này chưa đến mức phải làm lại các đốt hầm.

Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều chuyên gia xây dựng và thủy học thì sự việc không đơn giản như lời đương sự tuyên bố.

Xin được nhắc lại những dữ kiện đang gây tranh cãi hiện nay: hầm Thủ Thiêm vượt sông Saigon nằm trong dự án xa lộ Đông Tây có chiều dài nằm dưới lòng sông là 370 thước, được chia làm 4 đốt hầm. Bốn đốt hầm này được xây dựng trước ở trên bờ và sẽ được lắp ghép dưới lòng sông Saigon để tạo thành tuyến đường ngầm vượt sông của dự án. Thế nhưng cả bốn đốt hầm này bị phát hiện đều có dấu nứt trước khi chúng được lắp ghép như dự trù. Cục trưởng Cục Giám Định Nhà Nước thuộc Bộ Xây Dựng Cộng sản Việt Nam cho báo chí biết là những vết nứt này đã xuất hiện từ tháng 3 năm 2008. Lúc đó Bộ Xây Dựng và Hội Đồng Nghiệm Thu Nhà Nước đã có ý kiến với chủ đầu tư, sau đó những đơn vị này đã đo quan trắc và có hướng giải quyết. Tuy nhiên bộ này cho rằng việc buộc các nhà thầu phải làm lại các đốt hầm là không cần thiết vì các vết nứt còn trong vòng kiểm soát.

Theo giải thích của các chuyên viên thì những vết nứt này có nguy cơ tiềm ẩn rất lớn mà phòng thí nghiệm tại nơi sản xuất không đủ tiêu chuẩn đo đạc những kỹ thuật chính xác nhằm xác định mức an toàn của bốn đốt hầm. Khi được báo chí hỏi về những vết nứt này thì cán bộ nhà nước trả lời còn phải chờ một số thủ tục trước khi quyết định, sẽ do nhà thầu và công ty tư vấn đề nghị rồi sau đó chủ đầu tư xem xét chấp thuận phương án nào, chấp nhận đến đâu, rồi lại báo cáo lên cơ quan và một số thủ tục sau đó.

Không có nhận xét nào: